Cách Thả Lỏng Cơ Thể- Giải tỏa căng thẳng, cho giấc ngủ sâu

Hôm trước, có bạn hỏi mình rằng, bạn ý bị mất ngủ hơn 4 năm nay, chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, khi các bác sĩ bấm huyệt thì đều nói cơ của bạn ý quá cứng, cơ thể cứ gồng lên không thả lỏng đc, bạn ý để ý lại thấy lúc ngủ người cũng cứ gồng lên như vậy nên rất mỏi. Bác sĩ khuyên nên học cách thả lỏng cơ thể bằng cách bơi lội nhưng bạn muốn tập yoga hơn. Câu hỏi đặt ra là làm sao để thả lỏng cơ thể?

Câu Chuyện Về Thả Lỏng Cái Đầu Gối

Câu hỏi này mình cũng đã từng được các bạn mới học Yoga hỏi rất nhiều. Mình lại nhớ đến câu chuyện của bản thân trước khi biết đến Yoga.

Mình là một đứa rất hay gồng đầu gối. Không hiểu sao, từ bé đến giờ đi đứng không bình thường, lúc nào khoeo chân cũng bị căng cứng. Nhất là khi vào mùa đông, trời càng lạnh thì chân càng gồng để chống lại cái lạnh (cơ mà làm thế có đỡ lạnh đâu cơ chứ…) Gồng quá nhiều nên mình bị đau khớp gối từ lúc còn rất trẻ.

Mà đây là mình kể lại, nên là mình biết chính xác điểm gồng của mình là cái đầu gối, gây hậu quả là đau khớp gối. Chứ tại thời điểm đó, mình gồng chỗ nào mình đâu có biết. Trước khi biết đến Yoga, có bao giờ chú ý lắng nghe đến cơ thể đâu mà biết được….

Kể từ lúc cảm nhận, lắng nghe, và hiểu cơ thể, biết hay gồng ở khớp gối thì mình chú ý thả lỏng hơn, kết hợp tập Yoga, khớp gối của mình tốt lên rất nhiều. Đó là một trong những cảm hứng giúp mình trở thành giáo viên Yoga.

Cách Thả Lỏng Cơ Thể

Quay trở lại với câu hỏi của bạn. Vậy, chìa khóa cho câu hỏi, làm sao để thả lỏng, chính là bạn phải biết điểm nào bạn “gồng” mà để “không-gồng”

Muốn biết điểm nào gồng, bạn phải học cách quan sát.

Muốn quan sát, bạn hãy thử ngồi ở tư thế nào bạn thoải mái (chỉ đơn giản khoanh chân hoặc duỗi chân tùy vào bạn), thậm chí nằm duỗi thẳng cơ thể như tư thế xác chết, bắt đầu quan sát hơi thở và cơ thể

🌈 GIAI ĐOẠN 1: Quan sát điểm gồng

Quan sát các điểm mà bạn thấy đau, mỏi, gống quá mức trên cơ thể. Ở giai đoạn này, quan sát điểm gồng khá dễ vì đó là cái nhức nhối bạn đang gặp phải. Nhận biết nó trước, và dùng hơi thở để thả lỏng xoa dịu nó. các điểm gồng thường hay xảy ra là ở cổ, vai gáy, ngón chân, hông lệch, cột sống cong, cơ bụng siết chặt  Đó chỉ là những điểm hay bị gồng và căng cứng. Bản phải tự quan sát vì mỗi một cơ thể một khác.

(có thể tham khảo bài về thở bằng cơ hoành để hiểu về thả lỏng cơ bụng: https://www.holayoga.vn/blog/yoga/tho-trong-yoga/)

🌈 GIAI ĐOẠN 2: Quan sát điểm không-gồng

Quan sát điểm không gồng, điểm đã thả lỏng trên cơ thể. cảm nhận nó thoải mái thế nào. thường thì quan sát điểm không gồng sẽ khó hơn, vì chẳng có gì mà phải quan sát. Bạn sẽ bị những điểm gồng bên trên kéo tâm trí lại. Nhưng bạn nên nhận biết để hiểu rằng, khi thả lỏng và không đau mỏi thì nó như thế nào. Để rồi khi quan sát điểm gồng, bạn hãy thả lỏng để về trạng thái không-gồng Tất cả mọi thứ đều cần thời gian luyện tập. Chỉ cần bạn nhận biết điểm nào căng cứng và không căng cứng cũng là cả một thành công rồi. Sẽ tốt hơn nhiều với việc bạn chỉ biết cơ thể gồng lên chung chung. Cũng phải mất rất nhiều tháng trời mình mới có thói quen quan sát cái đầu gối để biết rằng lúc nào nó đang gồng.

Trong bài này (nằm trong chuỗi yoga 30 ngày cho người hoàn toàn mới), có đoạn mình dạy về kỹ thuật instant relaxation (thả lỏng ngay tại chỗ), https://www.youtube.com/watch?v=WpT1q0bEuH0&list=PLuKONUX_aCjEahrO0yMw1ax81ZJsRkO6b&index=28, bạn sẽ có cái so sánh rất thật giữa trạng thái gồng và không gồng.

 

Chúc các bạn sẽ thả lỏng được cơ thể thật thoái mái <3

Thân, Hoàng Lan

————————————-

🌻Website: https://www.holayoga.vn (bài tập Yoga hoàn toàn miễn phí)

🌻Youtube: https://www.youtube.com/holayoga

🌻Hội người tập Yoga tại nhà: https://www.facebook.com/groups/320311235119917/

🌻Nhóm Cha mẹ an nhiên, con hạnh phúc: https://www.facebook.com/groups/418698425246556/